Trong trường hợp xe hỏng đèn chiếu sáng mà vẫn tham gia giao thông sẽ bị xử phạt cao nhất là bao nhiêu là chủ đề được nhiều người đang quan tâm.
Hiện nay các quy định về sử dụng đèn chiếu sáng. Đèn xe không chỉ là chi tiết trang trí, gia tăng vẻ đẹp cho mỗi chiếc xe mà còn có những công dụng chiếu sáng, báo hiệu khi phương tiện chuyển hưởng, chuyển làn...
Mức xử phạt đèn xe bị hỏng khi tham gia giao thông là bao nhiêu
Trong đó, đèn pha/cos là loại đèn quan trọng nhất cấu tạo nên hệ chiếu sáng của mỗi chiếc xe. Loại đèn này chủ yếu được sử dụng khi trời tối nhằm tăng cường khả năng quan sát phía trước, mở rộng tầm quan sát cho người điều khiển.
Tiếp theo, xe ô tô sẽ có đèn định vị ban ngày. Đây là loại đèn bật cả ngày lẫn đêm nhằm giúp các phương tiện nhận diện khi tham gia giao thông.
Đèn sương mù trên ô tô được bố trí ở cả phía trước/sau xe, dùng trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế như mưa lớn hoặc sương mù để tăng khả năng quan sát của người lái cũng như báo hiệu cho các phương tiện phía sau biết sự hiện diện của xe.
Cuối cùng, đèn xi-nhan thường được sử dụng khi phương tiện chuyển làn, chuyển hướng khi tham gia giao thông. Đèn này được thiết kế ở phía trước, gương chiếu hậu và phía sau của mỗi chiếc xe nhằm phát ra cảnh báo rẽ.
Mức phạt đèn xe bị hỏng khi tham gia giao thông. Tất cả phương tiện ô tô, xe máy khi tham gia giao thông phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Chính vì vậy, người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ bật đèn trong các trường hợp quy định, nếu đèn hỏng hoặc vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ở chiều ngược lại, tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định không xử phạt trong trường hợp gặp sự kiện bất ngờ hoặc sự kiện bất khả kháng trong các trường hợp sau:
- Trường hợp bất ngờ khi cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra (khoản 13 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
- Trường hợp bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Như vậy, trường hợp đèn xe bị hỏng trong thời gian phải bật đèn xe nhưng người điều khiển phương tiện giao thông không biết trước hoặc không thể biết thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, để được áp dụng điều này thì người điều khiển xe phải chứng minh được việc không bật đèn xe là do sự kiện bất ngờ hoặc là sự việc bất khả kháng.
Ngược lại, nếu không chứng minh được thì người điều khiển xe có thể bị phạt tiền với mức:
- Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 800 - 1 triệu đồng theo Điểm G khoản 3 Điều 5 Nghị định 100.
- Đối với xe mô tô, gắn máy: Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng theo Điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100.
Nói tóm lại, không thuộc trường hợp bất khả kháng, người điều khiển phương tiện nên bật đèn ô tô khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn khi trời tối và đảm bảo kiểm tra thường xuyên tránh việc đèn xe bị hỏng.
Đổi bằng lái xe quốc tế, đổi bằng lái xe IAA, bằng lái xe quốc tế, đổi bằng lái xe quốc tế tại Bắc Ninh, đổi bằng lái xe quốc tế tại Hải Phòng.
Tổng hợp theo: Danviet
Các tin liên quan:
Đổi bằng lái xe quốc tế IAA do Mỹ cấp
Đổi bằng lái xe quốc tế IDP do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp
Đổi giấp phép lái xe nước ngoài sang GPLX Việt Nam cho người nước ngoài
Đổi mới và gia hạn giấy phép lái xe Việt Nam hết hạn
Nhận hồ sơ đào tạo lái xe oto B1, B2, C do Sở GTVT cấp
Đổi bằng lái xe quốc tế, đổi bằng lái xe IAA, bằng lái xe quốc tế, đổi bằng lái xe quốc tế tại Bắc Ninh, đổi bằng lái xe quốc tế tại Hải Phòng.